Có người viết ban ngày, có người cày ban đêm. Có người cần yên lặng, người mở radio. Người viết bằng tay, người gõ máy tính, cũng có người nói vào băng ghi âm.
Bản dịch mà bạn đang đọc được thực hiện với mục đích cá nhân và chia sẻ trên blog này hoàn toàn phi thương mại. Tôi không sở hữu bản quyền của cuốn sách gốc, vì vậy, tôi xin khuyến khích mọi người tìm đọc bản gốc để ủng hộ tác giả và cảm nhận đầy đủ ý nghĩa tác phẩm.
Tôi chỉ là một người yêu việc viết lách và không phải là một dịch giả chuyên nghiệp, do đó bản dịch này có thể sai sót hoặc chưa truyền tải chính xác tinh thần của tác phẩm. Nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào hoặc có góp ý, mong bạn chia sẻ để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog, và hy vọng rằng những nội dung trong bản dịch này có thể mang lại giá trị cho bạn!
PHẦN 1 – NHỮNG QUY TẮC
CHƯƠNG 1: GIAO DỊCH

Một ngôi trường ở Connecticut đã tổ chức sự kiện “một ngày hết lòng với nghệ thuật” và tôi được mời đến chơi để chia sẻ chút xíu về chuyện viết lách. Khi có mặt, tôi phát hiện là ngoài tôi thì còn một người nữa – Bác sĩ Brock, một bác sĩ phẫu thuật mới bắt đầu viết và bán được vài truyện cho các tạp chí.
Anh ấy đến để nói về việc viết như một sở thích.
Tôi nói viết không dễ chút nào mà cũng không vui. Nó khó và nó cô đơn và bọn từ ngữ hiếm khi “trào” ra.
Chúng tôi trở thành một đội và ngồi đối diện đám đông gồm các sinh viên, giáo viên và phụ huynh, tất cả đều háo hức khám phá bí mật về công việc hào nhoáng của chúng tôi.
Bác sĩ Brock mặc một chiếc áo jacket đỏ tươi sáng, nhìn hơi bohemian (du mục) đúng kiểu người ta hình dung về mấy người viết.
Câu hỏi đầu tiên dành cho anh: Cảm giác lúc ấy sẽ ra sao, khi mà bạn là người viết.
Anh trả lời: Nó vui lắm. Sau một ngày dài mệt mỏi ở bệnh viện, tôi có thể ngồi xuống với mấy tờ giấy note vàng và trút hết căng thẳng. Câu từ cứ thế mà tuôn. Dễ dàng lắm.
Sau đó thì tôi nói viết không dễ chút nào mà cũng không vui. Nó khó và nó cô đơn và bọn từ ngữ hiếm khi “trào” ra.
Tiếp đó, bác sĩ Brock được hỏi là chuyện viết lại có quan trọng không. Hoàn toàn không, ảnh trả lời cứ để nó vậy đi. Câu từ bạn viết ra kiểu nào thì đó chính là sự phản ánh tự nhiên hoàn hảo nhất về người viết trong bạn. Tới lượt mình, tôi nói viết lại là bản thể của việc viết. Tôi chỉ ra là những người viết chuyên nghiệp viết lại những gì họ viết rồi lại viết lại những gì họ vừa viết lại, hết lần này tới lần khác.
Bác làm gì trong những ngày không thuận lợi? Dr.Brock được hỏi. Anh trả lời rằng anh chỉ đơn giản là dừng viết và đặt công việc qua một bên trong một ngày. Tôi trả lời rằng một nhà văn chuyên nghiệp cần xây dựng lịch viết cố định và nghiêm túc tuân thủ nó. Viết lách là một nghề thủ công, không phải là một nghệ thuật chỉ cần cảm hứng. Bỏ dở vì thiếu cảm hứng chỉ là cách tự lừa dối bản thân – và con đường đó chắc chắn dẫn đến thất bại.
Giả sử bác cảm thấy trầm cảm hay bất hạnh, một sinh viên hỏi, Chúng có phản ánh trong những gì bác viết không?
Tất nhiên có, bác sĩ Brock trả lời. Đi câu cá thôi. Hoặc thả bộ một chút.
Không, tôi trả lời. Nếu công việc của bạn là viết mỗi ngày, bạn sẽ học cách làm nó như bất cứ công việc nào khác.
Một bạn hỏi chúng tôi có thấy lợi ích gì không khi xã giao trong văn đàn. Anh Brock bảo ảnh thích vô cùng đời sống mới của mình trong vai trò một người viết, và chia sẻ rằng vài câu chuyện đã được mua trong bữa trưa giao lưu tại Manhattan với bên đại diện và nhà xuất bản. Tôi nói rằng nhà văn chuyên nghiệp là những người lao động cô độc hiếm khi gặp gỡ đồng nghiệp.
Bác có đưa chủ nghĩa biểu tượng vào trang viết? – một câu hỏi khác.
Không nếu tôi còn xoay sở được, Tôi trả lời. Tôi có một kỷ lục về việc bỏ lỡ ý nghĩa sâu xa của bất kỳ câu chuyện, vở kịch hay bộ phim nào. Và đối với khiêu vũ hay kịch câm, tôi chưa bao giờ có bất cứ ý tưởng nào về những gì đang được truyền tải.
Tôi yêu các biểu tượng, bác sĩ Brock chia sẻ. Và anh miêu tả một cách thích thú niềm vui khi dệt chúng vào những gì mình viết.
Buổi sáng hôm ấy tạo nên sự mặc khải cho tất cả chúng tôi. Bác sĩ Brock nói rằng anh rất quan tâm đến những câu trả lời của tôi, anh chưa bao giờ nghĩ việc viết lách lại khó tới vậy. Còn tôi thì bảo anh rằng tôi cũng hứng thú với phần trả lời của anh, chưa bao giờ tôi nghĩ việc viết lách lại có thể dễ dàng tới vậy. Có lẽ tôi nên thử làm bác sĩ phẫu thuật xem sao.
Về các sinh viên, ai đó có thể nghĩ chúng tôi bỏ họ trong hoang mang. Nhưng thực tế là chúng tôi đã cho họ cái nhìn bao quát hơn về quá trình viết, so với góc nhìn của chỉ một trong số chúng tôi. Vì không có cái gì gọi là “chân lý” trong công việc cá nhân này. Có rất nhiều cách viết và phương pháp khác nhau. Bất kỳ cách nào giúp bạn truyền tải được điều bạn muốn – đó chính là cách đúng. Có người viết ban ngày, có người cày ban đêm. Có người cần yên lặng, người mở radio. Người viết bằng tay, người gõ máy tính, cũng có người nói vào băng ghi âm. Có người viết bản nháp thật dài rồi mới chỉnh sửa, có người không viết được tờ thứ hai chừng nào họ xong chuyện với tờ đầu tiên.
Nhưng tất cả họ đều mang trong mình sự dễ tổn thương và luôn sống trong căng thẳng. Họ bị thôi thúc phải viết một phần của bản thân lên trang giấy, nhưng họ không chỉ viết những gì đến một cách tự nhiên.
Họ ngồi xuống để thực hành văn học, và cái tôi thể hiện trên giấy cứng rắn hơn nhiều so với người ngồi xuống để viết. Vấn đề là làm sao để khám phá ra con người thực sự ẩn sau những câu chữ. Cuối cùng, sản phẩm mà nhà văn bán không phải chủ đề được viết về, mà là bản thân họ.
Tôi thường bắt gặp mình đọc say mê một chủ đề mà tôi chưa bao giờ nghĩ mình hứng thú – kiểu một số bí ẩn khoa học. Điều níu giữ tôi chính là niềm đam mê mà người viết dành cho chủ đề ấy.
Làm thế nào anh ấy bị cuốn vào đó? Hành lý cảm xúc mà anh ấy mang theo là gì? Cuộc đời anh đã thay đổi ra sao? Không cần dành một năm ở rừng Walden để xây dựng mối liên kết với nhà văn đã viết về nó (Ghi chú: ý tác giả nhắc đến tác phẩm Walden và tác giả của nó – Henry David Thoreau).
Điều làm nên linh hồn của tác phẩm là một giao dịch cá nhân. Từ đó, ta thấy có hai trong số những phẩm chất quan trọng nhất cần có trong một quyển sách hay: tính nhân văn và nhiệt huyết. Một tác phẩm hay luôn cuốn hút, khiến chúng ta không thể ngừng lật từ trang này sang trang khác. Đó không phải là vấn đề về mánh lới quảng cáo giúp “cá nhân hoá” tác giả. Mà là nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ sao cho rõ ràng, mạnh mẽ nhất.
Những nguyên tắc ấy có thể được dạy không? Có thể không. Nhưng chúng có thể được học, hầu hết là vậy.
Leave a Reply