Cách kể chuyện

Người ta nói rằng thế giới được tạo nên bởi những người kể chuyện. Đâu đó rất lâu về trước, bên những đống lửa đầu tiên mà loài người sở hữu, họ đã nướng thịt và kể những câu chuyện cho nhau nghe. Chuyện về cách loài người được tạo nên, chuyện về thần lửa và sấm chớp, về ngày và đêm, sự sống và cái chết. Những câu chuyện lại tiếp tục được kể lại khi đoàn người tỏa ra và gặp gỡ người mới bên những đống lửa mới. Cho tới khi những câu chuyện trở nên thật và phổ biến tới nỗi không ai là không biết, không ai là không tin. Khi đó, chuyện trở thành sự thật. Tưởng tượng về thế giới trở thành nhận thức về thế giới.

Tất cả là nhờ… những bữa tiệc thịt nướng. 

Giỡn thôi, tất cả là nhờ những người kể chuyện hay. Bởi đơn giản là, chuyện mà không hay, không hấp dẫn, không ấn tượng, không hợp lý thì chẳng ai đem nó đi kể lại trong bữa tiệc thịt nướng tiếp theo. 

Kể câu chuyện hay là rất quan trọng. Tầm quan trọng của nó vượt qua cả phạm vi nghề nghiệp. Bạn muốn gây ấn tượng khi đi xin việc? Kể chuyện hay. Bạn muốn được mời đi uống bia? Kể chuyện hay. Muốn nợ chủ quán tiền ăn vì lỡ quên mang bóp? Kể chuyện hay. Muốn nhiều tương tác trên trang cá nhân? Kể-chuyện-hay. 

Bất chấp quy mô và tầm quan trọng của kiến thức hay sự sâu sắc ý nghĩa của một thông điệp, hay một quan điểm độc đáo và cấp thiết mà bạn muốn trao ra – cách kể chuyện sẽ tạo nên thứ gọi là “quy mô”, “quan trọng”, “ý nghĩa”, “sâu sắc”, “độc đáo”, “cấp thiết”. Không biết cách kể thì kiến thức chỉ là thông tin, thông điệp chỉ là giáo điều, quan điểm chỉ là ý kiến. 

Vậy làm sao để kể chuyện hay? Ở mức cao nhất, người viết tạo nên được một vũ trụ sáng tác của riêng họ, ở đó họ là đấng sáng tạo và có trái đất theo kiểu của họ (mặt trăng mặt trời và những vì sao cũng vậy), họ thoải mái nhập vai vào bất cứ ai, tạo ra bất cứ tình huống nào để thuyết phục chúng ta tin vào màn trình diễn vĩ đại của họ. Chúng ta thường gọi đó là những “đấng”. Còn người trần mắt thịt như mình ở đây thì có thể bắt đầu bằng vài hiểu biết kể chuyện cơ bản.

Kết dính”: 

Một câu chuyện nghe xong ai cũng nhớ và muốn kể lại cho người khác nghe (thuật ngữ tương tự hay được nhắc tới là câu chuyện có tính “viral”). Để tạo nên câu chuyện kết dính bạn sẽ cần 5 yếu tố: sự đơn giản, tính bất ngờ, tính cụ thể, sự tin cậy, yếu tố cảm xúc. 

Hành trình người hùng

Nếu bạn muốn trở thành người kể chuyện, thì kiểu gì rồi cũng tới lúc nghe được cụm từ này: Hành trình của người hùng. Và nếu bạn là một người thích đọc với một danh sách anh hùng yêu thích (của tôi là Cô dâu trong Kill Bill, Robinson, Scarlett O’hara, Lệnh Hồ Xung và Pi trong Chuyện của Pi) – bạn sẽ sớm nhận ra các vị anh hùng có rất nhiều điểm chung. 

“Cứu con mèo”

Không gì chán hơn là chuyện tóm tắt quá kỹ càng một quyển sách hay, tới mức người đọc nghĩ rằng đó là tất cả những gì họ cần biết về quyển sách ấy. Thế nên, lời khuyên chân thành nhất của tôi vẫn là: hãy tìm đọc “Save the cat” – Cứu con mèo của tác giả Blake Snyder. 

Hạ Chi


by

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *