Hài hước hay vô duyên?

Khi người nghệ sĩ cười mà khán giả khóc, thì đó là bi kịch. Khi người nghệ sĩ khóc mà khán giả cười, thì đó là hài kịch. Còn khi anh ta cười, mà không ai thèm cười cùng – thì đó là kịch dở. Thật buồn khi người viết nghĩ mình hài hước nhưng công chúng lại không nghĩ như vậy. Nhưng tiếc rằng, sự kém duyên dáng cũng giống như … chứng hôi miệng, thường tác giả sẽ là người cuối cùng nhận ra sự thật đó. 

Bạn có còn nhớ những mẩu truyện cười nho nhỏ ở trang cuối tờ báo, hoặc in thành cuốn sách nhỏ xíu? (Có một s ngẫu nhiên thế này, nhng người mi bắt đầu viết mà không biết viết gì thì thường sẽ viết truyện cười. Có thể vì họ nghĩ truyện cười dễ viết.) Hồi đó, tôi cứ nghĩ chỉ truyện cười mới mắc cười, sau này lớn lên, tôi nhận ra sự hài hước có ở mọi nơi trong văn chương (đôi lúc không hẳn vì tác giả cố tình đặt nó ở đó). Có đôi lúc, mình đọc một quyển sách mà cười mệt mỏi (Hãy thử đọc Trường An Loạn của Hàn Hàn). Hoặc hai nhân vật đối thoại với nhau khiến người đọc phải bật cười thành tiếng (Như trong Kính Vạn Hoa của chú Nguyễn Nhật Ánh). Hay như khi xem video của Lê Tuấn Khang, cảm thấy vừa khâm phục vừa “chịu hổng nổi” cách tư duy độc đáo của cậu bé. Có khi, chuyện chẳng có gì đặc biệt, nhưng qua cách kể hài hước nó bỗng hấp dẫn vô ngần. 

Hài hước không phải là yêu cầu bắt buộc (trừ khi bạn viết truyện hài), nhưng nó giống như miếng cherry trên cái bánh kem, hay viên chocolate cuối trong bịch vậy. Nó làm nên một khoảnh khắc. Thế nên, chúng ta hãy nói một chút về sự hài hước nhé!

  • TIẾNG CƯỜI
  • SỰ PHI LÝ 
  • TỰ CƯỜI MÌNH

Biểu hiện dễ thấy nhất của hài hước là gì? Đó là nó làm người ta cười. Cười là một hành vi tạo nên sự gắn kết đồng cảm, con người cười với nhau để ra dấu rằng chúng ta là một bầy, chúng ta có thể hiểu nhau và sẽ không bất thình lình đứng lên đập chai bia vào đầu nhau! Như vậy, muốn mang cái hài đến cho người khác thì trước tiên họ phải hiểu cái hài đó đã. Như vậy nghĩa là bạn cần chọn đúng “tần số” với người nghe. Người đó phải hiểu bạn nói gì, vì hài hước cũng là một “ngoại ng. Ví dụ, bạn đùa về một tình tiết 18+ cho một cô nàng hoàn toàn ngây thơ. Cô ấy sẽ chẳng hiểu bạn nói gì, hoặc hiểu theo nghĩa đen mọi chuyện. Mỗi người có một hệ nhận thức, văn hoá, vốn từ, kiến thức, quan điểm và trải nghiệm khác nhau. Nếu muốn hài, hãy đảm bảo người nghe hiểu bạn nói gì. 

Tiếp theo, hài hước đến từ sự ngạc nhiên. Cũng như khái niệm twist, hài hước mang đến một sự bất ngờ phút cuối. Trong cái sự phi lý của cuộc đời, người ta cười. Nếu muốn kể một chuyện hài, đng bao gi kể chính xác th người khác kỳ vọng sẽ nghe. Ví dụ: 

– Mẹ tôi là một người rất nghiêm khắc, bà tng doạ sẽ cắt phần tha kế nếu tôi dám đi xăm mình. Thế rồi gần đây, bà gặp một cú sốc ln, bị bạn thân la toàn bộ số tiền dưỡng già. Mẹ gọi cho tôi khóc nc n, lần đầu tiên tôi nhận ra mẹ mình cũng yếu đuối như vậy. Cúp điện thoại, tôi biết mình phải hành động ngay. Tôi đi ngay đến ca hàng “tha thu” gần nhà mình nhất. Làm ngay một cái hình to oạch, đằng nào cũng chẳng còn gì mà tha kế!

(truyện này tôi kể ở buổi thực tập Hài độc thoại của nhóm Sài Gòn Tuế, tiếc là bữa đó không ai cười mấy. Tôi giả bộ viết vào đây để gỡ gạc là chính).

  • Sinh thi ông chồng tôi luôn nói muốn được chết bình an trong giấc ngủ. Ông chỉ không ng giấc ngủ ấy xảy ra khi đang lái xe. 
  • Có nhng th nghĩ trọc đầu cũng không ra, ví dụ như “làm sao để mọc tóc”

Muốn nhìn thấy những thứ phi lý, tôi nghĩ, cách dễ nhất là cho phép mình thấy nó. Nếu trước nay bạn có một định kiến về thế giới, rằng nó phải diễn ra kiểu này hay kiểu kia, bạn sẽ chỉ thấy những gì mình muốn và ghét bỏ những gì khác biệt. Bạn sẽ không thể chấp nhận được rất nhiều chuyện, chứ nói gì đến việc đem nó đi kể chuyện cười. 

Một kinh nghiệm cá nhân của tôi: muốn làm người khác cười, trước tiên hãy tự cười mình. Hãy nhìn thấy những điều ngớ ngẩn, khuyết điểm, bất toại, sự khó ưa trong tính cách của mình, những sự cố, sai lầm quá khứ, thậm chí là bi kịch gia đình… Thường thì chúng là điểm yếu mà ta trân mình ra để tự vệ, để khỏi bị tổn thương. Khi nào cởi được cái áo giáp này ra, bạn mới thoải mái chọc cười. Như vậy, xét theo một nghĩa nào đó, hài hước giúp ta chấp nhận chính mình. Đổi lại, khi chấp nhận mình là mình, ta thoải mái tung hoành tự nhiên nhất trên sân khấu cuộc đời – có thể là trong vai một nghệ sĩ hài. 

Nếu một ngày nào đó bạn thấy đi mình thật nc cười, thì xin chúc mng, bạn có cơ hội tr thành một người viết hài hước rồi đó!

THANG ĐO TIẾNG CƯỜI

Có nhiều cung bậc của tiếng cười. Hãy hình dung một thang điểm từ 1 đến 10. Từ 1 đến 5 tạm gọi là cười bản năng, cười hình thể. Từ 6 trở lên là cười tư duy, cười có suy nghĩ. 

  • Điểm 1 là cười chào hỏi. 
  • Điểm 2 là cười do bị cù lét. 
  • Điểm 3 cười bản năng, ví dụ người té – mình cười. 
  • Điểm 4 – 5 là cười do một hình ảnh, hành động kỳ lạ nào đó. Như gặp một người quá mập lại ngồi cái ghế trẻ em, hay bà già cư xử như cô nàng 20. 
  • Điểm 6 là cười tình huống. Thấy ông chồng say về nhà c m tủ lạnh ra nhìn vào, bà v hỏi “ông tìm gì thế”? Ông chồng bảo “tôi tìm cái ví rt trên đường về nhà”. “Vậy ông m tủ lạnh làm gì?”. “Bà ngu quá, đây sáng mi thấy đường mà tìm ch!” 
  • Điểm 7 là kiểu cười chơi chữ, như Lân Lee nói “Nhân hôm trái gió trở trời, tìm người trái giới giở trò”. Hay “Ronaldo không thích bừa bộn, vì anh ghét Messi”. 
  • Điểm 8 trở lên là cười có storytelling, dân gian thích nói là “thâm thuý”. Ví dụ trong truyện Trạng Quỳnh hay Ba Giai Tú Xuất. Nhưng bạn cũng nên lưu ý một xíu là mỗi thời đại, chúng ta có một cảm nhận khác nhau về sự phi lý. Chuyện ông bà mình thấy vui chưa chắc làm mình cười. Ở thời của mình, không chừng ngồi xem tổng thống Mỹ Trump viết twitter mới là thứ hài nhất trần đời. Điểm càng cao, cái hài hước càng không lồ lộ ra ngoài. Đôi lúc người ta nghe xong, về nhà ngẫm lại mới thấy hài, rồi vài ba ngày sau mới cười như điên, qua tháng sau thì khóc. Lúc đi học hài độc thoại, tôi có nghe một ví dụ thế này: Diễn viên hài độc thoại mang theo cuốn Kinh Thánh, nghiêm túc đọc t trang đầu ti trang cuối.  Nhng người trong hội trường thì lần lượt đng lên ra về, một phần vì họ không thấy hài, phần khác thì họ nghĩ ông nghệ sĩ này gin mặt vi họ. Nhưng vẫn có nhng người lại đến cuối cùng và phá ra cười như điên khi diễn viên gấp quyển sách lại. 

(Bạn có biết chuyện này “hài” ở chỗ nào không? Xin hãy giữ lại câu trả lời cho riêng mình, mà nếu bạn thấy nó chả hài hước gì cả – thì bạn cũng đúng luôn!) 

Quay lại phần “hài hước là một ngoại ngữ” – hãy hiểu cho rằng mỗi chúng ta có sự cảm nhận khác nhau và chuyện không hiểu cho cái hài của nhau cũng là… bình thường. Là người viết, chúng ta chỉ có thể cố gắng dự đoán và tạo ra những cái hài “cùng hệ” với người đọc. Còn nếu họ không cười thì… cũng chẳng phải là tội ác gì lắm. 

VẬY CÓ TIẾNG CƯỜI “TỘI ÁC” NÀO KHÔNG?

Có. Trong thang điểm từ 1 đến 10 tôi không nhắc đến kiểu cười này, vì xếp nó ở hạng âm. Đó là kiểu cười:

  • Đánh vào điểm yếu của người khác. Những người bị bắt nạt học đường hay bắt nạt công sở đều thấm thía hành vi cười cợt của những kẻ bắt nạt mình. Chúng sẽ cười vào hình thể, bối cảnh gia đình, thậm chí chất giọng, thói quen ăn uống của nạn nhân rồi buông nhẹ một câu “tớ chỉ đùa thôi mà”. Tiếng cười lúc đó chính là vũ khí tấn công, tách biệt nạn nhân khỏi cộng đồng và cô lập họ, đẩy họ xuống thứ bậc thấp nhất. Điều đáng báo động là ai trong chúng ta cũng có nguy cơ trở thành kẻ bắt nạt, vì cái cười bản năng của ta là nhìn vào sự thua kém, kỳ lạ của người khác. Thế nên, khi bạn cười ai đó vì họ té ngã, họ tô chân mày xấu, giọng họ đơn đớt… hãy tự kiểm điểm mình. Cười như thế chẳng có gì hài hước đâu! 
  • Cười vào nhng giá trị sống và nhân sinh quan của họ: Ví dụ, lén bỏ thịt vào cơm của một người ăn chay là hí hửng quan sát họ hốt hoảng xin thần phật tha lỗi. Cười một cô nàng 30 tuổi vẫn còn trinh là “hay em bỏ tiền ra thuê người dọn mạng nhện đi!”. Nói với một đứa bé 4 tuổi đang háo hức mùa Giáng sinh rằng: ông già Noel được thuê với giá 100 nghìn/1 lần phát quà. 
  • Cười tục tĩu như một hình thc quấy rối tình dục: Kể chuyện cười liên quan tới tình dục cho người rõ ràng là không thích nghe cũng chính là một kiểu quấy rối. Đừng nghĩ như vậy là mình hài hước lắm! 

Cũng như hôi miệng, khi ai đó bảo rằng mình “kể chuyện vô duyên quá”, nhiều khả năng đó chính là s thật. 


Posted

in

,

by

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *