1000 giờ = mỗi ngày thêm 1 giờ tự học, trong 3 năm; hoặc trọn thời gian của 2 ngày cuối tuần trong suốt 1 năm. Hãy dành thời gian đó để:
Đọc
- Principles of Marketing (tác giả: Philip Kotler & Gary Armstrong)
- Advertising & Promotion – An Integrated Marketing Communications Perspective (tác giả: George Belch & Michael Belch)
- Integrated Marketing Communication (tác giả: Robyn Blakeman)
- Tiếp thị (bác viết tới 6.0 rồi) (tác giả: Philip Kotler)
- Lời tự thú của một bậc thầy quảng cáo (tác giả: David Ogilvy)
- Định vị: cuộc chiến giành tâm trí khách hàng (tác giả: Al Ries và Jack Trout)
- Thế mới là marketing (tác giả: Seth Godin)
- Marketing là phải kiếm được tiền (tác giả: Sergio Zyman)
- Tạo ra thông điệp kết dính (tác giả: Chip Heath & Dan Heath)
- Ý tưởng này là của chúng mình (tác giả: Huỳnh Vĩnh Sơn)
- Bộ 3 quyển sách của nhà Rio: Ideation, Copywriting, Art Direction
- 90 – 20 – 30 (tác giả: Huỳnh Vĩnh Sơn)
- Quảng cáo sáng tạo (tác giả: Mario Pricken)
- Sách của tác giả/thầy Tôn Thất Nguyễn Thiêm
Và nhiều nhất có thể các quyển sách về tâm lý hành vi, văn hoá, truyền thuyết, truyện cổ, tiểu thuyết kinh điển. Nhớ nhé: không bổ ngang thì cũng bổ dọc.
Học
- Các khoá học trực tuyến ở Brandcamp.vn là chọn lựa khá ổn: học phí thấp, giờ học linh hoạt, nội dung ngắn gọn thích hợp để xây dựng nền tảng. Các khoá học ở đây được sắp xếp theo lộ trình nghề nghiệp, được giới thiệu rất đầy đủ. Số tài liệu miễn phí ở đây cũng phong phú nữa.
- Các khoá học ở MasterClass rất phong phú về thể loại, từ cách kinh doanh, xây dựng thương hiệu đến kể chuyện, viết sách, viết kịch bản đến làm nhạc, làm phim. Giáo viên thì rất nổi tiếng, có Dan Brown, Anna Wintour, Neil Gaiman, Gordon Ramsay và hàng trăm các tên đình đám khác.
- Học trực tiếp thì bạn có thể đến AIM Academy (content, marketing, media), dpiCENTER (Graphic Design), học viện thương hiệu Plato, MVV Academy. Học phí sẽ cao hơn nhiều so với học online, nhưng đổi lại là cơ hội làm việc trực tiếp với giảng viên (thường là người trong nghề và giỏi nghề) và các học viên khác (thường là khách hàng tương lai hoặc đồng nghiệp tương lai của bạn).
- Đừng quên Hubspot, Linkedin và Google. Các đại gia quảng cáo đều sợ chúng ta dở nghề, nên họ có nhiều khoá học lắm.
- Khoá Communications & Content dành riêng cho các bạn junior content đang hoang mang chưa hiểu lắm về cách làm content trong agency và cho brand.
Xem
- Mad Men – Seri phim truyền hình kinh điển về quảng cáo. Nhưng nhân vật hút thuốc và uống rượu rất nhiều, cố gắng đừng bắt chước nhé!
- The Story of Film: An Odyssey –lịch sử ngành điện ảnh
- Abstract: The Art of Design – seri phim tài liệu về các nhà thiết kế sáng tạo (không phải là về thiết kế đồ họa trong quảng cáo đâu, nhưng hay lắm!)
- Explained: Seri phim tài liệu giải thích rất nhiều chủ đề, từ tiền điện tử tới chế độ ăn kiêng, vì sao K-pop được yêu mến đến thiên văn học và thị trường chứng khoán.
- 100 phim có điểm IMDB cao nhất (cái này thì không làm quảng cáo cũng nên xem)
- Những video của chương trình TED Talks. Đó là cả một kho ý tưởng vô tận đấy!
Câu chuyện về “tàng kinh các”
Trong kiếm hiệp thì tàng kinh các là một cái thư viện to đùng, trong đó chứa đủ thứ tinh hoa văn hoá, kiểm phổ kỳ thư các kiểu. Có những cao thủ ở ẩn trong đó vài chục năm, tu luyện tới mức độc cô cầu bại. Còn trong đời thực thì mình có thể tự xây tàng kinh các cho mình. Đó là kho sách, bài viết hay, video, khóa học, bản kế hoạch… mà bạn tích lũy được trong quá trình làm việc. Nhớ phân loại và ghi chép vài dòng để dễ tìm kiếm sau này. Một nhóm rất quan trọng của tàng kinh các là kho ví dụ. Đó là những hình ảnh, nội dung, thông tin, video có thể dùng để minh hoạ cho những ý tưởng mà bạn đề xuất. Bạn sẽ gặp chúng hàng ngày, nhưng lướt qua. Rồi tới khi cần thì lại tìm mãi không thấy đâu. Vậy nên cách tốt nhất là thấy gì hay thì cứ chụp, lưu lại rồi bỏ vào kho tàng của mình.
Leave a Reply